- Ngừng viết những nội dung này nếu bạn không muốn có một CV ấn tượng / Đây là 4 mẹo săn việc hiệu quả nhờ công nghệ thông tin
Quy tắc cần nhớ để giúp trả lời phỏng vấn về điểm yếu của bạn:
Để có thể vượt qua được câu hỏi hóc búa này một cách trơn chu, thì các bạn nên chia câu trả lời của mình ra thành 2 phần là sự thú nhận về điểm yếu và cách khắc phục, quản lý điểm yếu đó như thế nào. Lưu ý, khi áp dụng cách này bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được
+ Những điểm yếu này ảnh hưởng tới bạn như thế nào và …
+ Hướng giải quyết của bạn ra sao để bộc lộ được tính cách và phẩm chất cần thiết cho công việc.
Sau khi hoạch định rõ ràng được 2 phần như trên, bạn cần đặc biệt chú ý những điều sau:
Không nói câu trả lời có sẵn
Khi trả lời câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?”, bạn đừng đưa ra câu trả lời đã được hoạch định sẵn trong mọi trường hợp. Ví dụ như “Tôi là người tham công tiếc việc”, “tôi là người cầu toàn”,…Nhà tuyển dụng đã quá quen thuộc với những câu trả lời như thế của các ứng viên. Bạn nên nhớ, những câu trả lời này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Nó có thể đúng với người khác nhưng có thể không đúng với chính bản thân bạn. Vì thế, hãy đưa ra câu trả lời chính xác với bản thân của bạn nhất hơn là những câu trả lời chung chung.
Thành thật
Bạn nên viết ra giấy và viết thành thật những ưu điểm, khuyết điểm của mình. Viết càng cụ thể, chi tiết càng tốt. Bạn có thể nhớ lại những nhận xét mà những người đồng nghiệp, cấp trên hoặc người thân đã từng đánh giá bạn. Khi đó, bạn sẽ biết điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì. Từ đó, việc liệt kê các giải pháp khắc phục điểm yếu cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Điểm yếu của bạn là một trong những mục bạn cần quan tâm trước khi buổi phỏng vấn xin việc diễn ra.
Đừng đề cập điểm bất lợi
Tuy sự thành thật luôn được khuyến khích nhưng dù sao bạn cũng đang nói về khuyết điểm của mình. Ít nhất hãy tránh nói về những điều quá tiêu cực. Bạn nên cân nhắc những điểm yếu mà một khi nói ra trước mặt nhà tuyển dụng, nó sẽ không ảnh hưởng đến cơ hội làm việc của bạn. Hãy nhớ, trong trường hợp nào cũng nên nhìn về mặt tích cực của bản thân. Hãy chỉ thành thật khi điểm yếu đó không ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của bạn.
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí chuyên viên nhân sự thì không nên nói bản thân có những mối quan hệ không tốt, không biết giao tiếp. Bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì không nên nói bản thân thương lượng, đàm phán kém.
Tập trung vào cách khắc phục
Điểm mấu chốt khi trả lời câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” chính là làm cho nhà tuyển dụng biết bạn đã khắc phục những hạn chế của bản thân như thế nào, kết quả ra sao, hiệu quả đạt được là gì. Không nhà tuyển dụng nào muốn ứng viên cứ nói về những yếu kém của họ mà chẳng thấy họ nói về việc đã vượt qua chúng như thế nào. Trong buổi phỏng vấn, hãy luôn cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người luôn muốn hoàn thiện bản thân. Dù có điểm yếu, bạn phải luôn chứng tỏ rằng bạn không ngại khó khăn, luôn vươn lên và cải thiện những mặt yếu của mình. Điều này sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh trong mắt nhà tuyển dụng và nó hoàn toàn có lợi cho bạn khi nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Bảo Trâm đừng ngần ngại liên lạc với bộ phận hỗ trợ người tìm việc của Tìm Việc Nhanh để có thể được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng nhất.
Tôi rất hài lòng với các dịch vụ và tiện ích trên website Danhbavieclam.vn. Các bạn luôn lắng nghe và hiểu khách hàng muốn gì.!
Tôi rất thoải mái và hài lòng với cách làm việc chuyên nghiệp của các bạn, Tôi nghĩ rằng website các bạn sẽ tiến xa hơn nữa
Tôi đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng trên website danhbavieclam.vn, và tôi đã tuyển dụng được những ứng viên theo nhu cầu trong thời gian ngắn
Mình đăng tìm việc trên website và cảm thấy sự hiệu quả tức thì, có nhiều Công Ty đã liên hệ mình ngay sau đó. Sau 1 ngày mình đã tìm được vị trí trưởng phòng quản lý Công Ty hiện tại.
Ngay từ lần đầu tiên sử dụng dịch vụ đăng tin tuyển dụng của website, tôi thấy sự hiệu quả rõ rệt, rất nhiều ứng viên tiềm năng đã liên hệ phỏng vấn.